Nên chọn amply hay cục đẩy công suất cho cho dàn karaoke? Loại nào phù hợp với bạn
Việc chọn amply hay cục đẩy công suất để lắp đặt cho dàn karaoke là sự phân vân của không ít người dùng. Trong bài viết sau, Nghĩa Audio sẽ giúp bạn tìm hiểu về ưu và nhược điểm của mỗi loại thiết bị để bạn có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp với dàn karaoke của mình nhé!
1.Amply là gì? Ưu và nhược điểm của amply
Amply là thiết bị âm thanh quan trọng trong dàn karaoke, để có được những phút giây thoải mái khi thưởng thức âm thanh thì amply là một thành phần không thể thiếu.
Chức năng chính của amply là thu nhận tín hiệu đầu vào từ những thiết bị như micro, dàn karaoke gia đình. Sau đó, amply sẽ xử lý âm thanh và tín hiệu trước khi đưa ra loa. Do đó, chất lượng âm thanh của dàn karaoke hoàn toàn phụ thuộc vào amply xử lý.
Amply được lắp đặt trong không gian vừa phải sẽ giúp bạn nghe được âm thanh chuẩn và dễ dàng điều chỉnh chất lượng âm thanh tốt nhất.
Ưu điểm của amply:
- Nhỏ gọn, thuận tiện trong quá trình lắp đặt.
- Dễ dàng điều khiển, là cầu nối trong việc cân chỉnh âm thanh.
Nhược điểm của amply:
- Đôi lúc chất lượng âm thanh có thể bị sụt giảm khi bạn để hiệu suất của amply lên cao.
- Chất lượng âm thanh của amply sẽ bị chéo khi để âm thanh ở tín hiệu thấp.
2.Cục đẩy công suất là gì? Ưu và nhược điểm của cục đẩy
Cục đẩy công suất hay được gọi tắt là cục đẩy (cục công suất) là thiết bị có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh và có thể thay thế cho toàn bộ dàn amply nên thường được sử dụng để phục vụ trong không gian lớn như hội trường, đám cưới, sân khấu lớn,…
Ngoài ra, cục đẩy công suất còn tích hợp tính năng giảm bớt đi độ méo tiếng của loa từ đó giúp loa có thể hoạt động ở cường độ cao, ổn định và hạn chế trường hợp cháy nổ với các thiết bị liên quan.
Ưu điểm của cục đẩy:
- Có công suất lớn.
- Khá linh hoạt trong quá trình kết nối với các thiết bị khác nhau.
- Âm vang số có khả năng tinh chỉnh chi tiết, giảm khả năng rú rít hiệu quả.
- Dễ dàng thay đổi thiết bị khi muốn nâng cấp dàn loa.
- Jack cắm đầu vào và đầu ra chắc chắn đảm bảo được tín hiệu ổn định, hiệu quả.
Nhược điểm của cục đẩy:
- Có thể tiêu tốn nhiều điện năng, để kết nối cục đẩy thì nguồn điện truyền phải ổn định, không được bất thường.
- Không phù hợp cho các dòng loa có hiệu suất cao, chỉ phù hợp với loa hội trường,…
3.So sánh amply và cục đẩy công suất
Điểm giống nhau
- Amply và cục đẩy công suất cùng là thiết bị có chức năng khuếch đại công suất để loa có thể phát ra âm thanh.
- Đều sử dụng mạch công suất dạng class A, D, H hoặc TD,…
- Cả amply và cục đẩy công suất đều sử dụng sò công suất.
- Tất cả những hệ thống âm thanh đều phải sử dụng cục đẩy hoặc amply hoặc cả 2.
- Amply và cục đẩy công suất đều có khả năng kết hợp với các thiết bị âm thanh khác đặc biệt là vang số và mixer.
- Đối với công suất PMPO đều từ 1500W – 7000W là mức trung bình.
- Công suất RMS từ 300W – 3000W đều là mức phổ thông phổ biến.
Sự khác biệt
Tiêu chí | Amply | Cục đẩy công suất |
---|---|---|
Thiết kế | Thiết kế không còn hiện đại và đẹp mắt so với những dàn âm thanh hiện nay.Nhỏ gọn, tiện lợi lắp đặt trong các không gian khác nhau. | Thiết kế đẹp mắt, hiện đại bên cạnh đó có những cục đẩy nguồn xung quanh mỏng và nhỏ đầy tinh tế.Kích thước và trọng lượng lớn hơn amply nhiều. |
Công suất (số sò) | Số sò thường từ 4 – 12 sò nên công suất ra của amply không quá lớn. | Số sò thường lớn tối thiểu là 12 sò và thường sử dụng phổ biến là 32 sò. |
Chất lượng âm thanh | Chất lượng âm thanh ra chỉ dừng ở mức tương đối. | Thường cho ra chất lượng âm thanh chuyên nghiệp, tương đối lớn, có đầu tư. |
Cách điều chỉnh | Tỷ lệ S/N cao nên chất lượng âm thanh cho ra không hay bằng cục đẩy.Tích hợp mạch hiệu chỉnh Echo, Reverb và có thể kết hợp thêm với vang số tùy ý. | Tỷ lệ S/N cực thấp, thậm chí thấp hơn cả amply nên âm thanh phát ra cũng hay hơn.Chức năng chính là khuếch đại công suất mà không có mạch xử lý tín hiệu, muốn sử dụng được thì bắt buộc phải thêm vang số. |
Khả năng phối ghép với các thiết bị âm thanh | Có thể kết nối thêm với vang số hoặc trường hợp amply không đủ công suất thì nên kết nối thêm với cục đẩy công suất. | Có khả năng kết nối với vang số và amply. |
Ứng dụng | Đối với dàn loa truyền thống bao gồm: Loa, amply, micro, loa Sub. Dàn loa này không yêu cầu chỉnh âm và có khả năng chống hú. | Phù hợp dành cho những dàn hát karaoke nhỏ như gia đình, phòng hát tới những âm thanh hội trường lớn. |
Chi phí | Khoảng 3 – 80 triệu đồng. | Khoảng 4 – 110 triệu đồng. |
4.Nên mua amply hay cục đẩy công suất?
Amply và cục đẩy công suất đều có chức năng khuếch đại tín hiệu để phát ra loa.
Amply có chức năng quan trọng là việc cân chỉnh lại âm thanh và thường có tiến trình xử lý âm thanh qua 2 bước đó là xử lý tín hiệu và khuếch đại tín hiệu. Vì những amply thường được tính hợp thêm bộ lọc âm, khả năng trộn tiếng, có khả năng tùy chỉnh echo, reverb nhạc nền, tiếng micro,…
Amply thường có công suất trung bình dưới 500 – 600W. Tuy nhiên có một vài amply có công suất 1000W. Vì thế, đối với các dòng nhạc nhẹ như trữ tình, ballad bạn chỉ cần sử dụng amply.
Amply phù hợp với không gian vừa như trong nhà, phòng gia đình, phòng hát karaoke với diện tích vừa phải để dễ dàng điều chỉnh âm thanh.
Cục đẩy công suất thường có chức năng khuếch đại âm thanh nên có công suất lớn hơn amply và uy lực, mạnh mẽ hơn. Vì thế, với các dòng nhạc mạnh như rock, R&B, bạn cần sử dụng cục đẩy có công suất lớn hơn để có chất lượng âm thanh tốt.
Ngoài ra, cục đẩy công suất thường được kết hợp với mixer kỹ thuật số để có thể cân chỉnh được âm thanh chuyên sâu tạo ra chất lượng âm thanh hay hơn.
Hơn thế nữa, cục đẩy công suất còn tích hợp tính năng giảm độ méo của tiếng loa giúp cho cường độ âm thanh được hoạt động ở cường độ cao hơn và ổn định hơn, làm hạn chế một số trường hợp bị cháy loa.